Ở tuổi trung niên, bạn có thể bị suy giảm trí nhớ do sự lão hóa nhanh của các tế bào thần kinh, do môi trường sống, stress hoặc thiếu một số chất quan trọng. Khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành bệnh sa sút trí tuệ 3 năm sau đó.
- Nhận biết chứng suy giảm trí nhớ
– Thường xuyên mệt mỏi, stress, lo lắng, tức giận, buồn bã…
– Nói trước quên sau, có thể quên đi một sự kiện nào đó hoặc nói đi nói lại một vấn đề.
– Thiếu tập trung, suy giảm khả năng tư duy và trí nhớ kém.
– Ngủ không sâu giấc, dễ mất ngủ vào ban đêm
– Thực hiện các phản ứng chậm, thụ động trong cuộc sống. - Nguyên nhân chứng suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ do tuổi: Khó nhớ tên người mới gặp, quên một việc vừa dự định làm. Những kinh nghiệm và kiến thức ít bị ảnh hưởng. Bệnh nhân vẫn nhớ được những sự kiện đã xảy ra từ rất lâu.
Suy giảm trí nhớ do bệnh lý: Quên cách sử dụng những đồ vật đã từng dùng rất thường xuyên, gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận các thông tin mới; hay lặp lại một câu hoặc câu chuyện trong cùng buổi trò chuyện. Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc giữ tiền và không thể giữ nếp sống sinh hoạt thường ngày. - Ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ
Để đối phó với tình trạng suy giảm trí nhớ, phải thường xuyên hoạt động trí não, sống trật tự, có phương pháp, việc nào ra việc ấy, luôn đọc sách, giao tiếp xã hội, luyện trí nhớ… Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách tốt để duy trì khả năng tư duy vì nó thúc đẩy tuần hoàn, hô hấp, giúp tăng cường cung cấp ôxy và dinh dưỡng cho não.
Trong thực đơn hằng ngày, nên tránh uống rượu vì rượu làm tăng nguy cơ nhũn não. Để duy trì trí nhớ, người cao tuổi còn phải thực hiện một chế độ dinh dưỡng đa dạng, giàu chất sắt và các nguyên tố vi lượng cần thiết như phốt pho, kẽm, vitamin nhóm B, các loại dầu thực vật. Giới trẻ nên tăng khẩu phần đạm trong bữa ăn (khoảng 300 gam/ngày) lấy từ thịt, cá, trứng, sữa… để “chăm sóc” cho các nơron thần kinh. Các loại đậu, vừng, trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho trí não. - Phòng ngừa bệnh suy giảm trí nhớ ăn gì đây
– Quả óc chó: chứa nhiều chất béo omega-3.
– Cà chua: chứa chất chống oxy hóa, giúp não bộ hoạt động hiệu quả.
– Hành tây: chứa nhiều Folate, cải thiện lưu lượng máu đến não.
– Bông cải xanh: chứa nhiều vitamin A, K, Folate, lutein, giúp tăng tuần hoàn máu cho não.
– Táo: chứa chất có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh trong não.
– Trà xanh, quả mọng, các loại rau xanh.